An Toàn Phòng Thí Nghiệm
An toàn phòng thí nghiệm là gì? Khi tiếp xúc với hóa chất, cần làm gì để giữ an toàn cho bản thân và người khác? Trách nhiệm của mỗi cá nhân như thế nào đối với quy định phòng lab? Quy định về rác thải phòng lab và cách sơ cứu khi có vấn đề xảy ra.
Trong bất kì phòng lab nào từ sinh hóa, vi sinh, sinh học phân tử, nuôi cấy mô đều phải có những quy định để bảo đảm an toàn cho người trong phòng thí nghiệm. Những quy định nhằm tránh rủi ro đáng tiếc xảy ra.
Tham khảo một số quy định chung trong phòng thí nghiệm
- Đọc kỹ các quy trình thực hiện cho đề tài nghiên cứu hay 1 thí nghiệm
- Mặc áo lab khi ở trong phòng thí nghiệm
- Mang giầy che kín các ngón chân
- Mang găng tay khi thao tác với hóa chất
- Mang khẩu trang khi thao tác với hóa chất
- Không hút thuốc trong phòng lab
- Cột tóc gọn gàng khi thao tác thí nghiệm
- Mang kính bảo hộ khi thao tác thí nghiệm
- Làm sạch bề mặt bàn thí nghiệm trước khi thao tác
- Đọc kỹ hướng dẫn về các máy móc trước khi sử dụng
- Không nếm, ngửi các hóa chất
- Không ăn uống trong phòng thí nghiệm
- Khi làm đổ hoặc bể bình chứa hóa chất. Cẩn phải báo người quản lý phòng lab ngay lập tức để kịp thời xử lý
- Bỏ rác thải đúng nơi quy định
- Nếu bị hóa chất dính vào da, cần phải đi rửa ngay lập tức
- Cần để các dụng cụ, hóa chất đúng nơi quy định
Kiểm soát rác thải phòng thí nghiệm
Phòng thí nghiệm cần phải có hệ thống xử lý rác thải thí nghiệm: nước thải, chất thải rắn cần phải được xử lý trước khi thải ra môi trường. Cần phân biệt được rác thải có đặc tính nguy hại hay không?
Đối với rác thải không có đặc tính nguy hại ví dụ như saccharose, glucose… có để xả thải đi vào trực tiếp hệ thống cống thông thường.
Đối với rác thải nguy hại, cần chứa trong vật liệu tương thích để vận chuyển đến nơi xử lý trước khi thải ra môi trường.
Xử lý khi gặp vấn đề trong phòng thí nghiệm
Nếu bị ngộ độc khi uống hoặc hít khí độc
- Nếu uống phải acid: Cần sơ cứu trước bằng cách cho uống nước đá, vỏ trứng nghiền nhỏ ~ 2g, và bột MgO ~ 29g trong khoảng 300ml, uống từ từ.
- Nếu uống phải các chất kiềm như NaOH, ammoniac, KOH: sơ cứu bằng cách cho uống giấm loãng hoặc nước chanh
- Nếu uống phải hợp chất có thủy ngân: Sơ cứu bằng cách gây cho nạn nhân nôn, rồi cho uống sữa có pha lòng trắng trứng, tiếp theo cho uống than hoạt tính để hút bớt độc tính
- Ngộ độc do nuốt phải các hợp chất chứa chì: Sơ cứu nạn nhân bằng cách uống Na2SO4) 10% hoặc MgSO4 10% trong nước ấm vì các chất này sẽ tạo thành kết tủa với Pb. Sau đó uống sữa lòng trắng trứng và uống than hoạt tính.
- Ngộ độc do nuốt phải phốt pho trắng: Sơ cứu bằng cách làm cho nạn nhân nôn ra hết, rồi uống dung dịch đồng CuSO4 0,5 gam trong một lít nước và cho uống nước đá. Lưu ý: Không được uống sữa, lòng trắng trứng, dầu mỡ vì các chất này hoà tan photpho.
- Nếu hít nhiều amoniac: Cần cho nạn nhân hít hơi nước nóng, sau đó cho uống nước chanh hoặc giấm loãng.
- Nếu hít phải khí hiđro sunfua, Carbon oxide: Cần đưa nạn nhân nằm ở chỗ thoáng, cho thở bằng oxi nguyên chất, làm hô hấp nhân tạo nếu cần thiết.
- Nếu hít phải khí độc như clo, brom: cần đưa nạn nhân ra chỗ thoáng, mở dây thắt lưng, cho thở không khí có một lượng nhỏ amoniac hoặc có thể dùng hỗn hợp cồn 90oC + amoniac.
Acid mạnh nhất Thế giới (Fluoroantimonic acid)
Acid mạnh nhất Thế giới Fluoroantimonic acid ( hãng […]
Th1
[Thuyết minh] Cuộc chiến kinh hoàng giữa bầy kiến và tổ mối
Cuộc chiến nãy lửa giữa bầy kiến và đàn […]
Th3
[Thuyết minh] Cuộc chiến kinh hoàng giữa bầy kiến và tổ mối
Cuộc chiến nãy lửa giữa bầy kiến và đàn mối trong khu rừng nhiệt đới […]
Th3
Đạt 2 giải Nobel nhờ phát hiện tình cờ
Việc khám phá ra tia X vào năm 1895 đã mở đường cho các ứng […]
Th11
Loài chó giống gấu mèo, có khả năng ăn cả Thế giới
Lửng chó có nguồn gốc từ Đông Nam Á, là loài ăn tạp, có chế […]
Th6
Uống quá nhiều nước có thể giết bạn
Nói đến chất độc, bạn nghĩ đến gì đầu tiên nào? Thạch tín, cyanua? Còn […]
Th6